Tiếp tục chú trọng hơn nữa đến phát triển du lịch nội địa
Bảng 1. Chỉ số cơ bản về du lịch nội địa trong tương quan với du lịch quốc tế 2008 - 2012
Bảng 1: Các chỉ số chính đánh giá hoạt động
CÁC CHỈ SỐ | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
| |||
1. Lượng khách du lịch (1.000 lượt) | |||||||||
- Tổng số | 33.000 | 36.000 | 39.348 | 42.450 | 46.374 | ||||
- Khách quốc tế | 5.200 | 6.000 | 6.848 | 7.570 | 7.874 | ||||
- Khách nội địa | 28.000 | 30.000 | 32.500 | 35.000 | 38.500 | ||||
2. Tăng trưởng lượng khách hằng năm% | |||||||||
- Khách quốc tế | 37.84% | 19% | 13.86% | 8,8% | 4% | ||||
- Khách nội địa | 12.00% | 7.14% | 8.3% | 7,7% | 10% |
Nguồn: Tự tổng hợp từ nguồn của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch
Trong quá trình phát triển của du lịch nội địa, có thể thấy: Nhận thức về du lịch nội địa và mong muốn đi du lịch, trước tiên là đi du lịch trong nước, của người dân đang tăng lên do tác động của tuyên truyền quảng bá du lịch tích cực hơn nhờ sự phát triển của công nghệ truyền thông. Khách du lịch đi theo tour chiếm khoảng 15%, còn lại 85% là tự sắp xếp chuyến đi của mình. Thời gian trung bình một chuyến du lịch nội địa của khách đi theo tour đã tăng từ 3,46 ngày năm 2003 lên đến 3,61 ngày năm 2011; khách du lịch nội địa đi tự do đã tăng từ 4,82 ngày năm 2003 lên đến 4,97 ngày năm 2011. Năm 2011, tổng chi tiêu của một du khách đi du lịch nội địa theo tour khoảng 3,2 triệu đồng Việt Nam; tổng chi tiêu của một du khách du lịch nội địa đi tự do khoảng 2,64 triệu đồng Việt Nam. Du khách trẻ tuổi với sự năng động, thích mạo hiểm và khám phá, ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong phát hiện những điểm đến mới, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa của đất nước. Sự tiếp cận điểm đến du lịch thuận lợi hơn do hạ tầng, phương tiện và điều hành giao thông được cải thiện, cùng với ô tô và xe máy gia tăng, các chuyến bay nội địa giá rẻ… đã góp phần thúc đẩy việc đi lại của người dân.
Để phát huy lợi ích nhiều mặt của du lịch nội địa và tranh thủ cơ hội do xu hướng phát triển của du lịch nội địa nêu trên mang lại, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định: “Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Xác định du lịch quốc tế và du lịch nội địa có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, tạo tiền đề kích thích sự tăng trưởng cùng phát triển… Khai thác tốt thị trường du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, thể chất và ý thức tự tôn dân tộc; tăng cường hiểu biết, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa các địa phương, các dân tộc anh em”. Đây là quan điểm nhất quán trong phát triển của Du lịch Việt Nam cho suốt quá trình xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn du lịch. Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới được ban hành cũng đã xác định “người Việt Nam ưu tiên du lịch Việt Nam”.
Bảng 2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch nội địa tới năm 2020
Thông số | 2015 | 2020 |
Số lượng khách du lịch nội địa | 37.000.000 | 47.500.000 |
Thời gian lưu trú trung bình (ngày) | 3,3 | 3,5 |
Chi tiêu trung bình một ngày (Đô-la Mỹ) | 29,0 | 48 |
Doanh thu từ du lịch nội địa (1.000 Đô-la Mỹ) | 3.540.900 | 7.980.000 |
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Điều này đã đúng và được minh hoạ bằng những con số dự báo về sự phát triển du lịch nội địa của nước ta đến năm 2020. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch nội địa cần đạt tới vào năm 2015 đã cán đích trước gần 2 năm.
Những “lý sự” cần phải phát triển du lịch nội địa và quan điểm phát triển cho phép khẳng định tập trung phát triển du lịch nội địa là định hướng lớn của Du lịch Việt Nam.Tất cả các địa phương đều phải quan tâm phát triển loại hình du lịch này. Tổng cục Du lịch cần phát huy vai trò nhạc trưởng của mình, với chức năng quản lý và quảng bá, xúc tiến du lịch nội địa theo nghĩa rộng là tìm kiếm và tạo ra cơ hội, nguồn lực cho phát triển du lịch nội địa. Để thực hiện được việc này, Tổng cục Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương các cấp, các hiệp hội du lịch và liên quan đến du lịch, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch trong cả nước.
Phát triển du lịch nội địa bền vững, có trách nhiệm để đảm bảo đạt cả mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường; khai thác các đặc thù bản sắc văn hóa của mỗi địa phương, từng vùng và cả nước là phương châm xuyên suốt. Du lịch văn hóa và du lịch sinh thái tự nhiên cả ở thành thị và nông thôn là hai loại hình du lịch nội địa chủ đạo.Du lịch cộng đồng cần được coi là mô hình quan trọng trong phát triển du lịch nội địa. Một mặt cần tạo điều kiện cho người dân đi du lịch để nâng cao nhận thức và kiến thức về lịch sử, văn hóa, truyền thống, môi trường…, góp phần nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường hiểu biết lẫn nhau trong một địa phương, trong một vùng và giữa các vùng miền. Mặt khác rất cần tạo điều kiện cho người dân làm du lịch với các mô hình thích hợp, dưới sự hướng dẫn quản lý của Nhà nước, sự tham gia của các doanh nghiệp. Đây là hai đòn bẩy tác động đến cả cầu và cung du lịch nội địa, cần được tiến hành song song và đồng bộ để thúc đẩy du lịch nội địa phát triển vì lợi ích nhiều mặt.
TS. Nguyễn Văn Lưu
Gửi bình luận